Những bức tranh động, vần vũ, biến ảo. Không trường phái, bố cục, không nguyên tắc …

Cảnh động, mọi thứ trong vũ trụ biến động không ngừng, liên tục. Tâm ta tĩnh. Dòng tâm thức chuyển động. Nhìn vào trong bằng con mắt tâm yên tĩnh.

Thiền là nhìn từ tâm bão. Chấp nhận sự biến động của cuộc đời.

Nguyên lý vũ trụ: Vạn sự chuyển động liên tục, như vòng quay vĩnh hằng (bốn mùa xuân hạ thu đông), biến động vô thường.

Nhìn tranh là nhìn một điểm, nhất tâm, để khám phá bản thân qua tranh, hút bản thân vào, cảm nhận cái tĩnh.

Nguyên lý vẽ của thầy:

Bản chất màu là có sẵn. Vũ trụ là toàn hảo. Không khởi từ ý niệm tâm trí để vẽ, mà để dòng tâm thức chảy qua màu sắc, hòa quyện nhau, tạo thành tranh.

Khi triển lãm tại VN và Mỹ, Pháp, không ai biết xếp vào dòng tranh nào. Gọi là siêu thực biểu hiện vô ngã.

Mỗi bức tranh là một câu chuyện. Thầy gặp bé bán vé số tha thứ cho người đạp xích lô tông ngã em: xúc động vì tính từ bi tự nhiên. Người mang tiền tới cho người ăn cắp gạo của mình để nuôi con họ: sự cao quý.

Những câu chuyện đó đều ở trong tranh.

Những điều đẹp đó không phải là tôn giáo.

Sáng tạo

Vẽ hay sáng tạo thường khởi từ tâm trí , tâm trí muốn đạt được điều nó mong muốn. Nó sợ hãi áp lực, sợ hãi bị phán xét, mong được hoàn hảo, được ca ngợi -> để vượt qua phải xài ma túy, rượu …. Nhiều nghệ sĩ sa đọa vì thế.

Nghệ thuật thật sự nâng cao người nghệ sĩ, trở nên cao quý.

Sáng tạo là để cho dòng vô thức chảy tới vô tận. Không sợ hãi.

Chưa bao giờ vẽ, cầm cọ là vẽ và sau đó triển lãm ngay. Trong đầu không nghĩ gì. Một đêm vẽ cả phòng tranh -> phi lý, đi ngược lại thói quen tư duy chung là dùng tâm trí, kiến thức trước, sáng tạo sau.

Vẽ như trẻ con nghịch cát.

Bán tranh lấy tiền xây trường, lợp nhà cho người nghèo.

Sáng tạo bằng tâm thức: Tự động kết hợp vô thức, tiềm thức, sáng tạo.

Khi chỉ sáng tạo bằng hữu thức thì vô tình đóng cánh cửa tiềm thức và vô thức . Đó mới là nguồn vô tận. Hữu thức có giới hạn.

Tôn giáo

Tôn giáo là đối kháng, là quyền lợi. Gây ra chiến tranh. Tôn giáo không bao giờ là con đường tới chân lý, đạt được chân lý. Thoát khỏi tôn giáo -> thế giới bình an.

Phật khởi thủy là con đường khám phá nguyên lý vũ trụ. Đức Phật sinh ra khi thế giới đã có, người khám phá nó chứ không tạo ra nó -> hiểu biết nó để có trí huệ, từ bi.

Tôn giáo có nhu cầu nắm giữ -> tạo khổ vì đi ngược nguyên lý chung.

Nếu Chúa tạo ra thế giới thì ai tạo ra Chúa?

Thế giới vô biên, vô vàn thế giới khác nhau, ta chỉ là một hạt cát. Ta so với thế giới như tổ kiến bị xô nước đổ vào, với nó đó là đại hồng thủy.

Trùng trùng duyên khởi tạo ra vũ trụ và vạn vật.

Tiến hóa luận:

Con người ít chịu đặt câu hỏi. Được dạy gì thì tin đó.

Khoa học khởi từ sự giả định, tưởng tượng, và đa số là không đúng, hoặc chỉ đúng trong một giai đoạn nhất định.

Thơ và tranh: đầy cảm xúc trần duyên.

Tu không phải là thoát tục, từ bỏ trần duyên.

Tu đúng nghĩa là con đường khám phá nguyên lý cuộc sống. Điều đó nằm ở con người. Trong vũ trụ, con người là hoàn hảo nhất. Khám phá vũ trụ, thiên nhiên, không bằng khám phá con người. Nắm được nguyên lý, hiểu bản chất con người: sống từ bi, tha thứ, bình an.

Nếu đi tu là từ bỏ, vào chùa, lên núi: sẽ được kính trọng -> ảo tưởng là mình cao quý, tự kỷ ám thị là mình là hơn hẳn chúng sinh sâu bọ.

Những người đó khi vào đời sẽ đối mặt với phiền não, không chịu được áp lực khi bị sỉ nhục, coi thường

Bình luận

comments