Nhắm mắt lại và đọc sách

Tôi bắt đầu đọc sách từ năm lên 6 tuổi, đọc mọi thứ rơi vào tay mình. Lên 8 tuổi, bắt đầu đọc Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina … Tôi nhớ, có nhiều cuốn sách cứ mỗi mùa nghỉ hè tôi lại đọc lại, đọc tới 10, 20 lần trong đời, mỗi lần lại học được một điều mới. Nhưng tôi tự thấy mình không phải mọt sách, vì đọc lắm chơi cũng nhiều.

Sau này tôi gặp nhiều bạn mê đọc sách, nhiều người đọc thông kim bác cổ, nhưng tôi có cảm giác không ít người đọc một cách mê mẩn, chả khác nào con nghiện. Tôi sợ nhất là các bạn nhiều chữ, mở miệng ra là nói “y như sách”, cái gì cũng đúng, cái gì cũng chuẩn, trích dẫn ầm ầm. Nhưng từ có “trí” đến có “tuệ” là một khoảng cách vô cùng tận. Đọc sách kiểu đó giống như “nhắm mắt” nhảy bổ vào để nhai nuốt chữ cho đầy đầu vậy.

Đọc sách, cũng như mọi hành động chúng ta thực hiện, có ý thức hay vô thức, đều có tiềm ẩn mục đích ở bên trong. Cho dù ta nói mình đọc “không để làm gì”, vẫn có mục đích. Với tôi quan trọng nhất khi chọn sách hoặc bắt đầu đọc, là giữ Ý thc, tự hỏi mình đọc/chọn cuốn sách này để làm gì? Chỉ khi xác định rõ mục đích, tôi mới có thể chọn/đọc sách một cách hiệu quả, không lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm sức.

Sau nhiều năm rong chơi trong “trường văn, trận chữ”, tôi nhận ra mình đọc sách có 3 mục đích chính. Ba mục đích này tương đương với 3 cấp độ phát triển bản thân: Đời sống vật lý. Phát triển Trí tuệ. Nhận thức Bản thân.

1. Đi sng vt lý: Tìm kiếm kiến thc phc v đi sng sinh tn:

Sách phục vụ mục đích này gồm sách giáo khoa, sách cung cấp kiến thức, sách chuyên ngành, chuyên môn, kỹ năng tư duy/sống/kinh doanh, cẩm nang, học ngoại ngữ … Tựu trung là mọi loại sách mang đến kiến thức/ kỹ năng để làm việc và sinh sống, giao tiếp với thế giới bên ngoài – người khác. Để giúp kiếm sống và sinh tồn. Các loại sách khác như tôn giáo, văn hóa, triết học, lịch sử … nếu được viết ở trình độ phổ thông, giúp bổ khuyết thông tin phục vụ cho kiến thức cần trong công việc/cuộc sống thường ngày, cũng đọc với tâm thế học tập kỹ năng.

Khi tôi chọn/đọc sách với mục tiêu này, tôi có 2 cách đọc/chọn:

+ Chọn những cuốn căn bản nhất trong lĩnh vực quan tâm, đọc thật kỹ, ghi chép và hệ thống hóa lý thuyết nền tảng. Sau đó, tốc độ nhanh, xử lý các cuốn khác liên quan, trong khi đọc thì có sự so sánh, bổ sung, phản biện lại hệ thống đã có. Đồng thời từ đó nghiên cứu ứng dụng vào thực tế công việc/nhu cầu … cá nhân.

+ Đọc mọi thứ có thể về mảng kiến thức mình quan tâm, sau đó tự mình rút ra những điều cần cho mình, và tự xác lập hệ thống thích hợp với sự phát triển công việc/ cuộc sống cá nhân của mình.

Đọc với mục tiêu này, thường đọc với tâm thế Tập trung – Học tập nghiêm túc.

2. Phát trinTrí tu: Khám phá thế gii, tích lũy kiến thc, phát trin tm nhìn tri thc, trí tu, hướng ra bên ngoài (đc gii trí cũng thuc loi này)

Ngay khi đọc sách ở cấp độ 1, ta đã tự động tích lũy một phần kiến thức cho cấp độ 2. Ở cấp độ này, chúng ta đọc sách với tâm thế/mục đích không còn là tìm kiến thức để kiếm sống nữa, mà là để làm giàu kho tri thức cá nhân. Sự giàu có tri thức sẽ giúp ta có tầm nhìn sâu xa và rộng lớn về thế gii bên ngoài cũng như (một phần) bên trong của Người khác.

Với mục đích đó, ta có thể đọc mọi loại sách ở trình độ cao về tri thức/văn hóa/tâm linh, bao gồm sách văn hóa, tôn giáo, lịch sử, triết học, văn học, khoa học … những cuốn sách có giá trị, sâu sắc của các bậc thầy trong từng lĩnh vực – ta chọn theo hứng thú của cá nhân ta, tùy mảng tri thức mà ta muốn đi sâu vào khám phá.

Đọc ở cấp độ này, ta cần đọc chậm, ngẫm nghĩ và chiêm nghiệm, so sánh với kiến thức/trải nghiệm ta đã có. Đọc với tâm thế Thưởng thc, ngắm nhìn, chia sẻ … với các tác giả, với tri thức mà họ nhận được và chia sẻ với ta.

Ở cấp độ này, sc mnh năng lượng từ tri thức bên ngoài sẽ tác động tới người đọc. Thói quen trích dẫn là một trong những biểu hiện rõ ràng của nhiều người đọc ở cấp độ 2. Thường sẽ dễ bị dao động, chi phối, ảnh hưởng bởi những làn sóng tư tưởng khác nhau, dần dần tự đồng nhất mình với những tư tưởng đó, và bị Tha nhân (người viết sách) chi phối.

Phật giáo gọi là cái Ngã, học vấn càng cao, càng dễ phát triển sự ngã mạn. Ngã mạn đó chính là cái chấp vào tri thức khi đồng nhất giá trị bản thân với khối tri thức thu nhận được từ sách vở (của người khác). Nhưng thực ra, đó chỉ là mê lầm, giả tạo vì hiển nhiên tri thức, tri kiến đó không phải của ta đích thực, chỉ là cái “tưởng là biết”.

Vì vậy, kinh nghiệm của tôi trong khi đọc với mục đích này là chúng ta dùng phương pháp: Nhn thc – Tách ri – Buông b.

Ta đọc sách nhưng không đắm chìm và để nó cuốn đi, ta luôn có Ý thc khong cách giữa Ta và Tác giả/ Ta và Tri thức trong sách. Đó là sự tách rời. Nhận thức tri thức, thu nhận tri thức, nhưng không để tri thức đó chi phi tư tưởng riêng của ta, và sẵn sàng Buông b nó khi cần thiết. Ta nhận thức nó chỉ là ngoại tạm, là phương tiện mang lại cho ta niềm vui của sự khám phá, hiểu biết, giúp ta mở rộng tầm nhìn – như thể một cuộc du hành khám phá thế giới dưới góc nhìn khác của tha nhân.

Chỉ như vậy, ta mới tránh được rơi vào những cuộc chiến tư duy vô nghĩa lý, tổn hại lẫn nhau trong giới trí thức về mọi phương diện. Những cuộc chiến này xuất phát từ “thực biết” thì ít mà từ sự bám chấp vào cái “tưởng học được” thì nhiều – nên cuộc tranh luận thay vì để mở rộng hiểu biết thì lại thành cuộc sát phạt bất phân thắng bại của những cái Tôi, với một đống tín điều vác ra làm vũ khí.

Cấp độ đọc sách này giúp cho ta có kiến thức rộng rãi về đời sống, thế giới. Cho ta khả năng thưởng thức cuộc sống, hiểu biết người khác, bao dung, tự do, khoái hoạt. Càng hiểu biết nhiều, ta càng thấy mình rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn. Ví như tôi yêu Paris từ thời bé khi đọc Victor Hugo và tiểu thuyết Pháp. Kiến thức sẵn có về Paris của tôi làm chuyến đi đầu tiên tới thành phố này trở nên đáng nhớ khi nó tô thêm sắc màu cho sự trải nghiệm rất thực.

3. Nhn thc Bn thân: Tr v Bn Ngã nguyên thy, khám phá thế gii ni tâm.

Ở cấp độ này, mục đích của người đọc là tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi giản dị nhất: Ta là Ai? Ta từ đâu đến? Ý nghĩa thực sự của sự Hiện hữu của ta trong cuộc phù sinh này? Ta sẽ đi về đâu? Tại sao chúng ta sinh ra với sự hoàn chỉnh kỳ diệu này, với những tri thức bẩm sinh này, có hay không sự luân hồi, trở lại … Có hay không sự tồn tại của Đấng Sáng tạo? Thế giới này tới từ đâu và đi về đâu? Ta là gì và sẽ làm được gì trong kiếp sống của mình? … Điều gì là giá trị cốt lõi bên trong ta?

Không nhiều những cuốn sách có thể cung cấp cho ta manh mi, đường dn tới câu trả lời cho những câu hỏi trên. Có những cuốn hàng ngàn năm tuổi, có những cuốn mới mẻ hơn, nhưng đều do các bậc giác ngộ, được nhận khải thị nhiệm màu để viết ra. Mỗi cuốn sách này có thể phải đọc hàng chục năm, như các vị tu hành bảo là có thể đọc từ kiếp này qua kiếp khác … Đọc loại sách này, cần có nhiều điều kiện khác đi kèm, như sự tự thanh lọc bản thân một cách nghiêm khắc, triệt để, Thiền định, buông bỏ cái Tôi (những tri thức ta đã chấp vào bản thân …). Đọc loại sách này có thể chỉ một vài câu cũng cần ta thực hành vài năm. Nếu không kèm với thực hành thì sự đọc ở đây cũng chỉ dừng lại như ở cấp độ 2mà thôi.

Giá trị của việc đọc ở cấp độ này như thế nào thì chỉ những người đã trải nghiệm nó mới nhận thấy. Nhưng một dấu hiệu rõ ràng là người đó trở nên ngày càng đơn giản, hồn nhiên, buông bỏ và đứng ở ngoài mọi tri thức có thể định lượng …

Bình luận

comments